Điều trị và chữa bệnh

  • Sơ cứu
  • Thông thường
  • Da liễu
  • Hô hấp
  • Thần kinh
  • Xương khớp
  • Gan mật
  • Tiêu hóa
  • Tim mạch
Điều trị / Sơ cứu tại nhà / Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi, huong dan cach so cuu khi bi bong lua, nuoc soiHiện nay, các ngành y tế trên thế giới đang khuyến cáo mọi người nhận thức được ”bỏng là một thảm họa nặng nề nhất, chỉ đứng sau cái chết mà nạn nhân là người trực tiếp phải gánh chịu”. Do đó, để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng do bỏng gây ra thì việc sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng. Trong tất cả các nguyên nhân gây ra bỏng như bỏng do điện, bỏng do lửa, bỏng nước sôi, bỏng hóa chất … thì bỏng do lửa, nước sôi là nguyên nhân hàng đầu và thường gặp nhất. Dưới đây là hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi mà các bạn cần nắm rõ.

Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi

Nguyên nhân gây bỏng

  • Do nước canh nóng, nước đun sôi … đổ vào người gây bỏng.
  • Do trong quá trình đun nấu vô ý chạm vào lửa khiến bị bỏng hoặc trẻ nhỏ nghịch lửa nên bị bỏng.
  • Do bị bỏng khi gặp đám cháy lớn.

Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

  • Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm  sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.
  • Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Cách sơ cứu khi bị bỏng, cach so cuu khi bi bong

Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa

  • Đầu tiên nên dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải bọc kín … để dập tắt lửa cháy.
  • Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm ỉ.
  • Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm  sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.
  • Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Lưu ý khi bị bỏng

  • Rất nhiều người cho rằng khi bị bỏng thì nhanh chóng bôi kem đánh răng vào vết bỏng để làm dịu và trị bỏng nhưng đó là suy nghĩ sai lầm, tuyệt đối không được bôi bất cứ thứ gì vào vết bỏng như muối, mỡ trăn, kem đánh răng … điều này sẽ khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, dễ bị viêm nhiễm nặng hơn.
  • Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiết vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng thì bị lạnh đột ngột tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.
  • Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.
  • Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề.

Cách phòng tránh bỏng lửa, nước sôi

  • Để những thứ gây bỏng như nước sôi, phích nước, bao diêm bật lửa … ở xa tầm với của trẻ và ở nơi gọn gàng tránh để giữa đường đi khiến người khác va phải.
  • Bố trí bếp và nơi đun nấu xa tầm với của trẻ và sắp xếp gọn gàng.
  • Không nên ăn thức ăn nóng khi đang bế trẻ, chơi đùa với trẻ.
  • Khi đun nấu cần để các cán xoong chảo quay vào trong tránh việc vô tình không để ý mà va phải gây bỏng.

Trên đây là các hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi mà mọi người nên biết để có thể tự bảo vệ cho bản thân và mọi người xung quanh, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do bỏng gây ra như nhiễm trùng, sưng viêm … bên cạnh đó bạn cần nắm rõ các cách phòng tránh bỏng để hạn chế các nguy cơ bị bỏng hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Loading...

Bài viên liên quan

  • Cách sơ cứu bỏng điện nhanh và hiệu quả
  • Cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả
  • Cách xử trí vết thương khi bị chó cắn
  • Cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà
  • Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn
  • Cách phòng và sơ cứu khi chảy máu cam
  • Cách phòng tránh và sơ cứu người bị điện giật
  • Biểu hiện, cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa, cháo tại nhà
  • Cách sơ cứu bệnh nhân bị tụt huyết áp
  • Cách sơ cứu khi bị điện giật tại nhà

Chuyên mục: Sơ cứu tại nhà Chủ đề: Cách sơ cứu khi bị bỏng, Cách trị bỏng

Ý kiến độc giả

  1. Lúa đã viết: :

    Những tư vấn phòng chống và sơ cứu các tình huống thường xảy ra trong cuộc sống như thế này rất hay.. và bổ ích cho người dân cần được phát huy và nhân rộng hơn nữa.. Xin thay mặt những người dân chân thành cảm ơn những chuyên gia tư vấn và các bác sĩ…

    Reply

Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi

Gửi ý kiến của bạn Cancel reply

Loading...

Nhiều người quan tâm

  • Biểu hiện và sơ cứu khi sặc sữa, cháo tạo nhà
  • Luyện mắt giảm cận thị
  • Cách sơ cứu bị rắn cắn tại nhà
  • Cách phòng và điều trị bệnh lang ben
  • Cách xử lý vết thương khi bị chó cắn
  • Điều trị bệnh zona hiệu quả

Phổ biến

Cách sơ cứu khi bị bỏng Cách trị cảm cúm Huyết áp

Bài viết mới nhất

Nguyên nhân và cách phòng tránh nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân và cách phòng tránh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một bệnh về tim mạch, là tình trạng một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến nó không đủ. Bệnh nặng hay nhẹ thì thường phụ … - Xem chi tiết

Bệnh thoái hóa cột sống, benh thoai hoa cot song

Những cách phòng bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mà hầu như ai cũng mắc phải vì đây là quá trình lão hóa cột sống do độ tuổi già đi của cơ thể. Nhưng bạn cũng có thể … - Xem chi tiết

Cách phòng bệnh đau dạ dày, cach phong benh dau da day

5 biện pháp phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả

Bệnh đau dạ dày hay nói chính xác hơn là bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…. tuy không phải là một căn bệnh thật sự nguy hiểm … - Xem chi tiết

Cách điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, cach dieu tri roi loan noi tiet to nu

Biện pháp điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả

Rối loạn nội tiết tố nữ là căn bệnh khá phổ biến mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải, tuy nhiên hầu hết chị em lại không biết cách để sớm nhận ra mình … - Xem chi tiết

Cách phòng bệnh tiểu đường, cach phong benh tieu duong

5 cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Trong bất kỳ trường hợp nào, với bất kỳ loại bệnh nào thì việc phòng ngừa vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng bậc nhất đặc biệt đối với bệnh tiểu … - Xem chi tiết

  • Sức khỏe và dinh dưỡng
  • Kiến thức giới tính
  • Cách làm
  • Mẹo vặt hay
  • Kiến thức Bệnh
  • Làm đẹp
  • Món ăn ngon mỗi ngày
  • Tạp chí Bé yêu
  • Kinh nghiệm du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch Nha Trang
  • Hướng dẫn cách làm
  • Kinh nghiệm du lịch Bangkok
  • Kinh nghiệm du lịch Singapore
  • Review thủy cung Sea Aquarium Singapore
  • Địa chỉ chụp ảnh đẹp ở Singapore
  • Du lịch Khoang Xanh, Suối Tiên
  • Đặt tên cho con tốt
    • Đặt tên con trai họ Phạm
  • Xem bói
    • Xem bói bài hàng ngày
  • Review sản phẩm

Copyright © 2013 - 2017 DieuTri9.Com - Điều trị và chữa các bệnh phổ biến nhất
Một sản phẩm của 9OnlinePlan LLC | Quy định pháp lý | Liên hệ
607 W 18th St – Chicago, IL 60616, United States