Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường phải đối mặt với những tai nạn bất ngờ như hỏa hoạn, bỏng, điện giật…và khi chúng ta có kiến thức cơ bản về cách đối phó với những tai nạn này chúng ta sẽ giúp mình cũng như mọi người xung quanh rất nhiều, hiểu biết sẽ giúp bạn giữ được mạng sống. Điện giật là một trong những tai nạn phổ biến mà nếu không cẩn thận chúng ta rất dễ mắc phải do điện bị rò rỉ, hoặc không cẩn thận khi tiếp xúc với môi trường điện. Điện giật là khi dòng điện chạy qua cơ thể làm cho bạn chóng mặt, khó thở, nếu dòng điện quá mạnh sẽ dẫn đến tử vong tại chỗ do bị dính chặt vào nguồn điện, không thể thoát ra khỏi nó. Dưới đây là một số cách sơ cứu khi bị điện giật tại nhà với những nạn nhân bị điện giật.
Cách sơ cứu khi bị điện giật
Khi thấy người bị điện giật
– Tắt nguồn điện ngay lập tức: ngắt cầu dao, cầu chì hoặc rút phích cắm điện ra
– Không được lại gần hoặc chạm vào người bị điện giật cho đến khi nguồn điện tại đó đã được ngắt hẳn.
– Nếu không ngắt được nguồn điện bạn có thể dùng các vật khô cách điện như tấm gỗ, chổi để đẩy tay chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện, không tiếp xúc với nguồn điện.
Sau khi đã ngắt nguồn điện
– Kiểm ra nhịp thở của người bị nạn và hô hấp nhân tạo nếu cần
– Trong trường hợp người bị nạn bị nhẹ, bình thường thì cần nghỉ ngơi hợp lí và theo dõi, nếu thấy có dấu hiệu xấu, không bình thường cần đến bác sĩ kiểm tra hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
– Nếu nạn nhân có dấu hiệu nghiêm trọng như co giật, bỏng nặng cần gọi cấp cứu và đưa đến bệnh viên nhanh nhất có thể.
Cách phòng điện giật
– Không chạm vào điện khi tay, chân ướt
– Không đi chân đất khi tiếp xúc với các thiết bị điện
– Tránh xa nguồn điện cao thế
– Thường xuyên theo dõi và kiểm tra hệ thống điện trong gia đình, nếu có dấu hiệu bất thường phải gọi thợ xử lí ngay.
– Trong khi tiếp xúc với các thiết bị điện cần có đủ đồ bảo hộ lao động như găng tay cách điện, bút thử điện… sử dụng các thiết bị để cách điện.
– Không để các dụng cụ điện, ổ cắm điện gần trẻ em tránh chúng nghịch ngợm lấy que hoặc các vật nhỏ chọc vào ổ điện rất nguy hiểm.
– Không leo trèo hoặc đứng gần cột điện
– Cẩn thận trong quá trình sinh hoạt khi tiếp xúc với các thiết bị điện, nguồn điện khi nấu nướng, đun nước bằng điện…
Trên đây là những thông tin liên quan đến điện giật và những cách sơ cứu khi bị điện giật tại nhà mà bạn nên biết. Hãy an toàn khi sử dụng điện bằng cách cẩn trọng hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân và gia đình bạn.
Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi