Trong số những căn bệnh phổ biến thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay, bệnh huyết áp là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, bởi nó tiềm ẩn những biến chứng hết sức ghê gớm tới cuộc sống sau này của bệnh nhân như liệt, bại não, tai biến … và thậm chí là dẫn tới tử vong. Dieutri9.com xin được hướng dẫn các bạn cách sơ cứu bệnh nhân tụt huyết áp đơn giản dễ thực hiện.
Cách sơ cứu bệnh nhân bị tụt huyết áp
Biểu hiện tụt huyết áp
– Khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg hoặc bị giảm hơn 20 mmHg số với trị số huyết áp bình thường trước đấy thì khi đó, huyết áp của bạn đang ở mức thấp.
– Bên cạnh đó, khi bạn có các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, mặt xanh, khó chịu, bứt rứt trong người thì cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tụt huyết áp. Ngoài ra, người bệnh còn có một số cảm giác như buồn nôn, khó tập trung và rất dễ nổi cáu …
– Thêm nữa, người bị tụt huyết áp, huyết áp thấp thường bị suy giảm khả năng tình dục, da bị khô, nhăn nheo và kèm theo rụng tóc. Đôi khi cơ thể vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh, thở dốc, nói như hụt hơi; khi thay đổi tư thế thì hoa mắt, xây xẩm mặt mày,…
Nguyên nhân gây tụt huyết áp
- Do bẩm sinh: có khoảng 7% số người có huyết áp thấp, họ thường gầy yếu nhưng sinh hoạt hoàn toàn bình thường, không cảm thấy huyết áp thấp, tuy nhiên khi huyết áp tăng lên mức bình thường (120/80) thì lại có cảm giác rất khó chịu.
- Do có tiền sử về bệnh tim: suy tim, tim đập chậm, …
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh hoặc an thần liều cao: việc hay mất ngủ dễ khiến người bệnh uống thuốc an thần liều cao, quá trình này thường xuyên lặp lại sẽ khiến cho bệnh về huyết áp của họ trở nên nghiêm trọng. Một số trường hợp đã uống rất nhiều thuốc an thần, khiến cho huyết áp tụt với mức độ ngoài kiểm soát và đã dẫn tới tử vong cho người uống.
- Do bị stress, trầm cảm, suy nhược cơ thể, lao lực do vận động quá sức, …
- Do loạn trương lực , suy tuyến thượng thận, rối loạn thần kinh thực vật, …
- Do tác động của môi trường bên ngoài như nhiệt độ, áp suất, ô nhiễm… Nhiệt độ cơ thể bị thay đổi một cách nhanh chóng cũng rất dễ dẫn tới tụt huyết áp.
- Người bị mắc bệnh béo phì, tiểu đường, suy giảm glucoza, suy giảm hoạt động của tuyến giáp cũng thường xuyên mắc phải triệu chứng tụt huyết áp.
- Người có hàm lượng hemoglobin thấp cũng rất dễ bị tụt huyết áp do lượng oxi vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, làm cơ thể choáng váng, chóng mặt. Bình thường, hàm lượng hemoglobin của nam ở mức 13,5 – 17,5 g/dl và ở nữ là 11,5 – 15,5 g/dl.
- Phụ nữ đang có thai, ở độ tuổi mãn kinh, người lao động nặng,…
Cách sơ cứu đối với trường hợp tụt huyết áp
1. Khi bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào từng hoàn cảnh, hãy nhanh chóng đưa họ tới những nơi thoáng mát hoặc đặt họ nằm trên giường, đầu hơi ngửa, hai chân nâng cao. Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đó huyết áp hiện tại của người bệnh để có những phương pháp xử lý thích hợp. Lưu ý, tuyệt đối không được bế xốc bệnh nhân, điều đó sẽ làm cho bệnh tình trở nên nặng hơn.
2. Cho người bệnh uống khoảng 2 cốc nước ấm (khoảng 480ml) để giúp điều tiết huyết áp. Cũng có thể cho họ uống nước trà gừng, nước sâm, nước nho, … Đặc biệt, nếu có sôcôla, hãy cho bệnh nhân ăn sôcôla, bởi trong đó có chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu, giảm nguy cơ gây tai biến cho bệnh nhân. Người mắc bệnh tụt huyết áp nên luôn mang trong mình một vài thanh sôcôla để có thể dùng ngay mỗi khi có những triệu chứng của bệnh.
3. Xoa bóp, bấm huyệt cho bệnh nhân:
– Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp, hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý, đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, day đi day lại với mức độ mạnh dần, làm đi làm lại khoảng 20-50 lần.
– Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì khoảng 10 lần.
– Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương, lặp lại động tác này khoảng 30 lần.
4. Tùy vào từng trường hợp mà có những cách xử lý tiếp theo:
– Nếu bệnh nhân tụt huyết áp do bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
– Nếu mắc bệnh mãn tính mà tụt huyết áp thì phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Lời khuyên dành cho người bệnh
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa (đặc biệt là bữa sáng) vì nhịn đói rất dễ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết.
- Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, dưỡng sinh, Yoga, …
- Nên ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng và nên dùng một ly trà gừng, nhân sâm hoặc socola hay các thuốc bổ tổng hợp vitamin khi bị tụt huyết áp.
- Có thói quen đi lại từ tốn.
- Chế độ dinh dưỡng: ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và vitamin cũng như các yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magie,… , uống nhiều nước và hạn chế các đồ uống có cồn.
Bệnh huyết áp là một căn bệnh rất nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa kịp thời. Chính vì vậy, bệnh nhân nên khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện và phòng tránh, đặc biệt là các thai phụ, học sinh, người lao động … Trên đây là một số kinh nghiệm về cách sơ cứu bệnh nhân bị tụt huyết áp mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn. Chúc quý bạn đọc có một sức khỏe tốt!
Hạ đường huyết xoay vòng nhiều có vấn đề gì không