Loét dạ dày tá tràng là căn bệnh thường gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là ở các nước đang phát triển, trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc bệnh loét dạ dày tá tràng mặc dù tỉ lệ không cao nhưng chúng ta cũng nên chú ý để tránh việc trẻ bị gặp phải các biến chứng của loét dạ dày tá tràng như chảy máu đường tiêu hóa, thủng ổ loét … Vậy cách phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng ở trẻ là gì? chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Cách phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng
Cách điều trị loét dạ dày tá tràng
- Loại trừ nguyên nhân gây bệnh như stress, xoắn khuẩn helicobacter pylori …
- Bình thường hóa chức năng dạ dày.
- Tăng cường quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày, loại trừ các bệnh kèm theo.
- Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như đau bụng bất thường, buồn nôn, nôn ra máu… cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị một cách hiệu quả.
Phòng tránh loét dạ dày tá tràng
- Không cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói dễ gây kích thích dạ dày.
- Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, tránh áp lực, căng thẳng.
- Không tự ý dùng các loại thuốc như giảm đau, hạ sốt cho trẻ. Cho trẻ uống thuốc theo sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia y tế và đúng liều quy định.
- Hạn chế các thực phẩm cay, nóng trong thực đơn của trẻ. Thực hiện chế độ ăn uống an toàn, vệ sinh.
- Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày- tá tràng:
– Nguyên tắc: Cho trẻ ăn theo chế độ đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng.
– Tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết axit dịch vị như mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật, trứng, sữa, gạo nếp, khoai, bánh mì…
– Hạn chế các thức ăn, nước uống gây kích thích dạ dày như các loại nước sốt, xúc xích, lạp xưởng, dăm bông; thức ăn nhiều sợi, dai như thịt có gân, rau sống…; thức ăn chua như rau/cà muối; các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, giấm; các loại nước như trà/cà phê đặc, rượu; đồ ăn quá nóng hay quá lạnh.
– Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cho trẻ, nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn thức ăn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày trẻ .
Trên đây là cách phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng ở trẻ mà bố mẹ nên biết để có cách phòng tránh cũng như điều trị cho trẻ tốt và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời. Chúc bố mẹ và các bé luôn khỏe.
Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi