Tay chân miệng là căn bệnh ngoài da bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi, nó có thể khiến các bé tử vong nếu như không được điều trị kịp thời. Cứ vào mùa hè, mùa thu là căn bệnh bắt đầu rộ lên lây lan nhanh chóng, vậy cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì? hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp bảo vệ con em mình tốt nhất nhé.
Cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng
Phân loại mức độ nặng của bệnh tay chân miệng
- Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
- Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
- Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
- Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
- Đối với trẻ bị bệnh cấp độ I: Có thể cho trẻ điều trị tại nhà bằng cách:
– Khi trẻ sốt, đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng. Chỉ sử dụng cho trẻ sốt từ 38 độ C trở lên. Mỗi lần sử dụng cách nhau từ 4 -6 giờ.
– Cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng để vệ sinh răng miệng.
– Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.
– Có thể sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ.
– Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
– Tái khám trong 7 ngày đầu của bệnh, mỗi lần cách nhau từ 1-2 ngày. - Đối với cấp độ khác: Cần theo dõi các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện. Nếu trẻ: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng
– Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng lây bệnh cho các trẻ khác.
– Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu
– Người lớn sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ.
– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
Trên đây là cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ mà mọi người nên nắm rõ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy nhiên nếu trẻ có triệu trứng bệnh tay chân miệng, hãy mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.
Bs cho em hoi: con em bi mọc mụt ở tay chân và ở lưỡi nhung chau ko sốt nhung cháu lai bi tiêu chảy
.bs cho em hỏi đó có phải bệnh tay chân miệng ko thưa bs
Rất có thể con bạn do thời tiết nóng nên mới bị phát ban nổi mụn, chế độ ăn không tốt gây tiêu chảy nên bạn nên tắm vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ và thay quần áo thường xuyên cho bé, tăng cường cho bé ăn rau xanh và hoa quả tươi tránh mất nước mùa hè, ăn uống đủ dinh dưỡng.
Con minh bi sot 2 ngay bi lo o luoi va o mong co mun nuoc chan tay noi man do nhung hum lay nay thu 3 chau pat benh nhung ko con sot nua hoi chau co phai bi tay chan mieng ko a
Dạ con e bị tay chân miệng nhung đả đi bs hồi sáng . bé nổi nhìu đốm như muỗi chích e rất sợ và hoang mang. Nổi nhìu như v có nguy hiểm k ạ