Điều trị và chữa bệnh

  • Sơ cứu
  • Thông thường
  • Da liễu
  • Hô hấp
  • Thần kinh
  • Xương khớp
  • Gan mật
  • Tiêu hóa
  • Tim mạch
Điều trị / Bệnh thông thường / Cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm hiệu quả tại nhà

Cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm hiệu quả tại nhà

Cách chăm sóc người bị cảm cúm hiệu quả tại nhà, cach cham soc nguoi bi cam cum hieu qua tai nhaCúm là một căn bệnh khá phổ biến và rất dễ gặp phải ở tất cả mọi lứa tuổi khác nhau, từ trẻ em, người trưởng thành đến người già đều có nguy cơ mắc bệnh cúm khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể yếu hay dịch cúm đang hoành hành. Đối với những bệnh nhân bị bệnh cúm thông thường không nhất thiết phải đến điều trị tại cơ sở y tế mà có thể tự điều trị ở nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và được những người thân chăm sóc. Vậy việc chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cúm thế nào cho hiệu quả để đảm bảo bệnh nhân nhanh chóng hết bệnh và người chăm sóc không bị lây nhiễm? Dieutri9.com sẽ tư vấn cho các bạn cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm hiệu quả tại nhà nhé.

Cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm

Đối với người bệnh bị cảm cúm

– Bệnh nhân bị bệnh cúm thường thì chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sỹ từ 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn. Chính vì vậy đối với người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cúm cần đảm bảo đúng theo 2 nguyên tắc:

  • Chăm sóc để bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh trong thời gian kể trên;
  • Người chăm sóc không bị lây nhiễm bệnh.

– Khi bị bệnh cúm, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: sốt cao, có khi lên tới 39-40 độ c, thân nhiệt không ổn định, có cảm giác ớn lạnh, hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mắt, ho, khàn tiếng, chán ăn, buồn nôn, ít đi tiểu, toàn thân mệt mỏi rã rời.

Chăm sóc người bị cảm cúm, cham soc nguoi bi cam cum

– Cần cách ly bệnh nhân bị cúm với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình càng nhiều càng tốt nếu có thể, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng biểu hiện, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định;

– Không cho phép bệnh nhân không nên rời khỏi nhà trong thời gian mà họ có khả năng lây nhiễm cho người khác nhiều nhất (5 ngày khi bắt đầu có triệu chứng bị cúm), trường hợp bắt buộc phải ra khỏi nhà, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế và che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cho những người khác.

– Lúc này, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

– Cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của thầy thuốc (như paracetamol, cảm xuyên hương…) và uống vitamin C liều cao vì đối với những người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng không được uống aspirin, APC, vitamin C;

– Cho bệnh nhân mặc áo quần thoáng mắt, trùm mền kín và xông các lá thơm (như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, tần dày lá (húng chanh), húng quế, ngũ trảo, từ bi, long não, bồ bồ (thuỷ xương bồ) để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh;

– Hằng ngày, người bệnh phải nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn và uống 1 ly tỏi băm nhuyễn pha nước ấm.

– Bệnh nhân cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em. Không cho bệnh nhân ăn các thức ăn lạnh vì sẽ khiến bệnh khó thuyên giảm;

– Trong thời gian mắc bệnh cúm, cần hạn chế tập trung nơi đông người xung quanh bệnh nhân;

– Người bệnh cần được giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, bảo đảm chế độ cách ly;

– Cho bệnh nhân ăn các món ăn giải cảm như:

  • Cháo giải cảm: Lá tía tô (tươi) 12-30g, củ hành tím (hoặc hành tăm) 6-12g, gừng tươi 4-10g, trứng gà 1 cái, gạo 30-80g. Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, xắt nhỏ. Hành tím và gừng tươi băm nhỏ. Nấu gạo thành cháo nhừ rồi cho lòng đỏ trứng gà vào đánh tan, cho tía tô, hành, gừng vào quậy đều. Nêm gia vị vừa ăn, cho bệnh nhân ăn khi nóng.
  • Cháo gà nấu với đậu xanh và hành lá, ngò rí, tỏi tươi.
  • Lá tía tô  8-10g, quế chi 6-8g, gừng tươi 3 lát. Ba thứ rửa sạch, nấu với 300ml nước, sôi khoảng 10 phút. Uống một lần, uống nóng cho ra mồ hôi.
  • Nước sả, gừng, mật ong: Sử dụng 30g củ sả tươi, 20g gừng, 20g mật ong. Cách làm: Củ sả, củ gừng bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, giã nát nhuyễn, hòa với nước để lọc lấy 100-200ml nước. Cho nước sả-gừng vào nồi cùng với mật ong, trộn đều, đem đun nhỏ lửa đến khi sôi là được. Cho bệnh nhân uống khi còn ấm, trước khi ăn.
  • Nước chanh tươi ấm pha mật ong.

– Đối với trường hợp cúm thường nhưng sốt sau 7 ngày mà người bệnh vẫn không giảm hoặc tái sốt cần đến cơ sở y tế  ngay vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Đối với người chăm sóc bệnh nhân bị cảm cúm

– Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi  tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn;

– Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe, nên ăn thêm gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn (như hành, tỏi, gừng…), ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt,…) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh;

– Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh;

– Đồ dùng của người ốm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén…) hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên  dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người. Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bệnh;

– Khăn giấy của bệnh nhân đă sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác. Xem xét việc đặt túi để sử dụng cho mục đích này bên cạnh giường để bệnh nhân tiện sử dụng và người chăm sóc cũng “đỡ việc” hơn;

– Khi thấy sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.

Trên đây là cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm hiệu quả tại nhà mà các bạn có thể áp dụng phù hợp khi trong gia đình có bệnh nhân bị cúm thông thường nhằm đảm bảo cho bệnh nhân nhanh chóng hết bệnh và tránh nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình một cách hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công và luôn biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt nhé.

Loading...

Bài viên liên quan

  • Cách xử trí với những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu
  • Triệu chứng, cách điều trị cảm cúm cho trẻ tại nhà
  • 4 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả
  • Cách phòng tránh viêm xoang hiệu quả
  • 8 bài thuốc trị bệnh mất ngủ đơn giản, hiệu quả
  • Cách phòng và chữa cước chân tay vào trời lạnh
  • Nguyên nhân, triệu chứng bệnh béo phì
  • Cách phòng và điều trị chứng bệnh nhiều đờm
  • Nguyên nhân, cách trị thiếu sữa, mất sữa sau sinh
  • 6 căn bệnh thường gặp do stress gây ra

Chuyên mục: Bệnh thông thường Chủ đề: Cách trị cảm cúm, Chăm sóc người bị cảm cúm, Điều trị cảm cúm

Ý kiến độc giả

  1. thắm đã viết: :

    em đang bị cảm cúm và sốt cao mong các chuyên gia tư vấn

    Reply

Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi

Gửi ý kiến của bạn Cancel reply

Loading...

Nhiều người quan tâm

  • Biểu hiện và sơ cứu khi sặc sữa, cháo tạo nhà
  • Luyện mắt giảm cận thị
  • Cách sơ cứu bị rắn cắn tại nhà
  • Cách phòng và điều trị bệnh lang ben
  • Cách xử lý vết thương khi bị chó cắn
  • Điều trị bệnh zona hiệu quả

Phổ biến

Cách sơ cứu khi bị bỏng Cách trị cảm cúm Huyết áp

Bài viết mới nhất

Nguyên nhân và cách phòng tránh nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân và cách phòng tránh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một bệnh về tim mạch, là tình trạng một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến nó không đủ. Bệnh nặng hay nhẹ thì thường phụ … - Xem chi tiết

Bệnh thoái hóa cột sống, benh thoai hoa cot song

Những cách phòng bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mà hầu như ai cũng mắc phải vì đây là quá trình lão hóa cột sống do độ tuổi già đi của cơ thể. Nhưng bạn cũng có thể … - Xem chi tiết

Cách phòng bệnh đau dạ dày, cach phong benh dau da day

5 biện pháp phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả

Bệnh đau dạ dày hay nói chính xác hơn là bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…. tuy không phải là một căn bệnh thật sự nguy hiểm … - Xem chi tiết

Cách điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, cach dieu tri roi loan noi tiet to nu

Biện pháp điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả

Rối loạn nội tiết tố nữ là căn bệnh khá phổ biến mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải, tuy nhiên hầu hết chị em lại không biết cách để sớm nhận ra mình … - Xem chi tiết

Cách phòng bệnh tiểu đường, cach phong benh tieu duong

5 cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Trong bất kỳ trường hợp nào, với bất kỳ loại bệnh nào thì việc phòng ngừa vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng bậc nhất đặc biệt đối với bệnh tiểu … - Xem chi tiết

  • Sức khỏe và dinh dưỡng
  • Kiến thức giới tính
  • Cách làm
  • Mẹo vặt hay
  • Kiến thức Bệnh
  • Làm đẹp
  • Món ăn ngon mỗi ngày
  • Tạp chí Bé yêu
  • Kinh nghiệm du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch Nha Trang
  • Hướng dẫn cách làm
  • Kinh nghiệm du lịch Bangkok
  • Kinh nghiệm du lịch Singapore
  • Review thủy cung Sea Aquarium Singapore
  • Địa chỉ chụp ảnh đẹp ở Singapore
  • Du lịch Khoang Xanh, Suối Tiên
  • Đặt tên cho con tốt
    • Đặt tên con trai họ Phạm
  • Xem bói
    • Xem bói bài hàng ngày
  • Review sản phẩm

Copyright © 2013 - 2017 DieuTri9.Com - Điều trị và chữa các bệnh phổ biến nhất
Một sản phẩm của 9OnlinePlan LLC | Quy định pháp lý | Liên hệ
607 W 18th St – Chicago, IL 60616, United States